Thi THPT quốc gia trên máy tính - cần thí điểm theo lộ trình
Đăng lúc: Thứ tư - 06/11/2019 21:48 - Người đăng bài viết: tuanhoanThí sinh được lợi khi thi nhiều lần
Phương án đổi mới thi THPT quốc gia sau năm 2020 vừa được Bộ GD-ĐT công bố, trong đó điểm được nhiều người quan tâm là việc sẽ áp dụng đồng thời giữa thi trên giấy như hiện nay và tiến tới thi trên máy tính theo lộ trình đảm bảo tính khả thi. Theo phương án này, đối với phương thức tổ chức thi trên máy tính, thí sinh có thể tham gia dự thi một số đợt trong năm tại những địa điểm của các tổ chức khảo thí độc lập đáp ứng theo qui định của Bộ GD-ĐT. Kết quả đợt thi nào cao nhất sẽ được lựa chọn sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và có thể được các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tham khảo, sử dụng trong tuyển sinh nếu có nhu cầu.
PGS.TS Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết, việc tổ chức thi trên máy tính đã được thế giới nghiên cứu và phát triển qua nhiều thập kỷ thông qua các tổ chức khảo thí độc lập như: ETs, ACT.... Đối với Việt Nam, thành công của mô hình thi đánh giá năng lực (Đại học Quốc gia Hà Nội) và triển khai hoạt động đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc là những tiền đề khả thi cho phương thức tổ chức thi trên máy tính. Ông Mai Văn Trinh cũng khẳng định, những điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế và đặc biệt là hoàn thiện phương thức thi trên máy tính sẽ được Bộ GD-ĐT công bố trước 1 năm. Cụ thể các nội dung này sẽ gồm: phương thức tổ chức, nội dung thi, hình thức thi... để phụ huynh và học sinh chủ động trong dạy học, ôn tập và chuẩn bị tham gia kỳ thi.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết thêm, giai đoạn ban đầu sẽ thi trên giấy và trên máy tính, nhưng từng bước sẽ tăng dần thi trên máy tính để tiệm cận xu hướng thế giới. Theo ông Phùng Xuân Nhạ, hạ tầng kỹ thuật, phần mềm không phải điều quá khó trong tổ chức thi trên máy tính. Tuy nhiên, hệ thống vận hành cần được tính toán kỹ lưỡng để tránh các vấn đề có thể xảy ra.
Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan cơ bản cũng đồng ý với lộ trình và hướng đổi mới kỳ thi THPT quốc gia. Nguyên Phó Chủ tịch nước ủng hộ việc đưa công nghệ vào kỳ thi này, tiến tới cho học sinh thi trên máy tính, nhưng phải chuẩn bị kỹ về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị. Ngoài ra, với ngân hàng đề thi, bà Nguyễn Thị Doan lưu ý Bộ GD-ĐT phải huy động các chuyên gia, giáo viên, ngay cả học sinh vừa tốt nghiệp, học sinh giỏi trong các kỳ thi để phát triển ngân hàng đề thi.
Cần thí điểm trước, chưa nên áp dụng rộng rãi
PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM nhận định: “Mấy năm nay chúng ta áp dụng công nghệ rất nhiều nhưng không nên duy ý chí bởi có những vùng sâu, vùng xa còn rất khó khăn. Nếu áp dụng hình thức thi trên máy tính thì phải tính đến yếu tố này và chấp nhận sẽ vẫn có một bộ phận học sinh làm bài thi trên giấy”. Ông Dũng nhấn mạnh, việc thi trên máy tính cần được thí điểm ở một số thành phố lớn, đủ điều kiện trước chứ không nên vội vàng áp dụng trên cả nước bởi Việt Nam có nhiều vùng phát triển không đồng đều.
Ông Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội góp ý thêm: “Việc đưa công nghệ vào thi cử là đương nhiên, nhưng những nơi xa xôi, hẻo lánh hoặc khu vực đồng bào còn nhiều khó khăn thì chưa áp dụng ngay được. Phải thí điểm và đánh giá nghiêm túc phương thức này để triển khai phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Quý Xuân - Hiệu trưởng trường THPT Phúc Lợi (Hà Nội) cho rằng, việc thi trên máy tính chia thành nhiều đợt có thể khả thi vì nếu thi tập trung một lần sẽ không đủ điều kiện cơ sở vật chất. Tuy nhiên, ông Xuân còn băn khoăn về mức độ may rủi với hình thức thi này. “Một kỳ thi muốn đánh giá chính xác phải hạn chế thấp nhất tính may rủi. Tuy nhiên với các phương án trả lời có sẵn, việc học sinh không hiểu và đánh bừa câu trả lời cũng có khả năng đúng đáp án. Như vậy sẽ không công bằng. Điều này cần tính toán kỹ” - ông Nguyễn Quý Xuân chia sẻ.
Băn khoăn về hiệu quả của thi trắc nghiệm trên máy tính, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng: “Không chỉ với môn thi xã hội mà ngay cả môn Toán nếu chỉ thi theo hình thức trắc nghiệm để đánh giá học sinh thì chưa ổn. Nhiều yêu cầu về tư duy mà trắc nghiệm không thể đánh giá đúng”.
Trong khi chưa thể tiến hành ngay và đồng loạt kỳ thi THPT quốc gia trên máy tính, TS Nguyễn Tùng Lâm đề xuất, kỳ thi THPT quốc gia hiện nay cần được xây dựng theo hướng trao chủ động cho địa phương và tăng cường giám sát bằng công nghệ. “Thanh tra không cần phải xuống tận phòng thi mà có thể ngồi một chỗ xem hình ảnh từ camera kết nối qua mạng. Giá thành lắp đặt camera thực tế không quá cao so với việc bố trí một lực lượng lớn giám thị, thanh tra để đến từng cơ sở thi. Giám sát coi thi bằng công nghệ thông tin và tiến hành chấm chéo sẽ hạn chế tiêu cực mà Bộ GD-ĐT cũng không phải can thiệp, thay đổi nhiều” - TS Tùng Lâm phân tích.
Nguồn tin: An ninh Thủ đô
Những tin mới hơn
- Bộ Giáo dục - Đào tạo chốt phương án thi tốt nghiệp THPT 2021 (24/10/2020)
- Xét tuyển đại học: Thí sinh đã nhập học không được điều chỉnh nguyện vọng (01/10/2020)
- Những vật dụng nào mang vào phòng thi là vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT? (25/06/2020)
- Thí sinh sẽ được đăng ký xét tuyển đại học bằng hình thức trực tuyến (20/03/2021)
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 7 và 8/7 (21/03/2021)
- Bộ GD&ĐT công bố lịch thi tốt nghiệp THPT 2021 (07/04/2021)
- Bộ GD-ĐT công bố đề thi tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (07/04/2021)
- Chính thức công bố Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020 (05/06/2020)
- Thông báo tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021 (30/05/2020)
- Chủ động trước kỳ thi THPT quốc gia 2020 (18/01/2020)
- Quy chế thi THPT quốc gia 2020: Tuyệt đối giữ bí mật thông tin về thí sinh, số phách (14/01/2020)
- Bộ GD&ĐT công bố nội dung giảm tải học kì 2 cấp THPT (01/04/2020)
- Bộ Giáo dục: Tinh giản nội dung học kỳ II đã giảm kịch khung chương trình (01/04/2020)
- Tuyển sinh 2020 cơ bản giữ ổn định như 2019 (08/05/2020)
- Bộ GDĐT công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (08/05/2020)
- Tuyển sinh đại học 2020: Cân nhắc các phương thức xét tuyển kết hợp (30/12/2019)
Những tin cũ hơn
- Nhìn lại 5 lần cải tiến thi THPT quốc gia đầy “sóng gió” (27/09/2019)
- THÔNG BÁO VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH NGUYỆN VỌNG SAU KHI CÓ KẾT QUẢ CHẤM PHÚC KHẢO (KHẨN) (01/08/2019)
- 5 chiến thuật thay đổi nguyện vọng xét tuyển đại học 2019 dễ đỗ nhất! (23/07/2019)
- Thi cử đúng chất lượng, không chạy theo bệnh thành tích (29/05/2019)
- THÔNG BÁO Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019 - 2020 (16/05/2019)
- Tăng cường giám sát kỳ thi THPT quốc gia 2019 (09/04/2019)
- Tuyển sinh đại học 2019: Siết đầu vào (30/01/2019)
- ĐÔNG ẤM VÙNG CAO (03/12/2018)
- CHUNG KẾT VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11 (29/11/2018)
- 6 phương án cải tiến thi THPT Quốc gia 2019 (19/09/2018)
- Thi THPT quốc gia 2019: Sẽ không để địa phương tự chấm bài tại tỉnh mình (13/09/2018)
- Kỳ thi THPT quốc gia 2018: Huy động mọi nguồn lực tốt nhất hỗ trợ thí sinh dự thi (12/06/2018)
- Kỳ thi THPT quốc gia 2018: Thanh tra lưu động cả ban đêm (12/06/2018)
- TRIỂN LÃM BẢN ĐỒ VÀ TƯ LIỆU HOÀNG SA- TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM (10/04/2018)
- Tin tư vấn tuyển sinh 2018 (10/04/2018)
- Sơ kết học kỳ 1 năm học 2017-2018 (03/02/2018)
Mã an toàn:
Ý kiến bạn đọc