Tại sao cầu thủ bị chấn thương đầu lại dễ tuột lưỡi và tử vong?

Đăng lúc: Thứ ba - 07/03/2017 11:08 - Người đăng bài viết: tuanhoan
Chấn thương vùng đầu thường dẫn đến co giật, bất tỉnh, hệ thống cơ không hoạt động nữa, lưỡi cũng thụt vào trong gây nghẹt đường thở và tử vong.
Làng bóng đá thế giới mới đây chứng kiến một pha va chạm khốc liệt hy hữu, cầu thủ Fernando Torres của đội Atletico nhảy lên tranh chấp với một hậu vệ chủ nhà và phải nhận một cú huých mạnh từ phía sau khiến đầu đập mạnh xuống đất rồi bất tỉnh. Trong khi chờ nhân viên y tế sơ cứu, thủ quân Gabi đã nhanh trí dùng tay kéo lưỡi Torres để ngăn nạn nhân tự nuốt, tránh được nguy cơ tử vong. Gabi nhận được lời khen từ bác sĩ về kỹ năng xử trí sơ cứu rất chuyên nghiệp.

Gabi đã nhanh trí kéo lưỡi Fernando Torres để tránh nguy cơ tuột lưỡi gây nghẹt thở.
Gabi đã nhanh trí kéo lưỡi Fernando Torres để tránh nguy cơ tuột lưỡi gây nghẹt thở. (Ảnh: Telegraph).

Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác cấp cứu tại Khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng, bác sĩ Nguyễn Kim Thông, nhìn nhận chấn thương vùng đầu là tổn thương vô cùng nghiêm trọng, thường dẫn đến hôn mê, có giật. Lúc này, có 2 nguy cơ xảy ra:

Thứ nhất, khi nạn nhân bất tỉnh, hệ thống cơ không hoạt động nữa, trong đó có phần lưỡi. Theo cơ chế thông thường, lưỡi sẽ thụt vào trong gây nghẹt đường thở, thậm chí có nguy cơ trào dịch bao tử vào phổi gây tắt thở.

Thứ hai, người bị nạn có thể lên cơn co giật dẫn đến cắn lưỡi và tử vong.

Bác sĩ Thông khuyên mọi người nên trang bị những kiến thức sơ cấp cứu cơ bản để kịp thời xử trí khi phát hiện nạn nhân bị chấn thương vùng đầu. Có 3 bước sơ cứu căn bản để giảm nguy cơ tổn thương cho nạn nhân như sau:

Dùng tay nâng cằm, dùng ngón cái và ngón trỏ bóp mạnh miệng của người bị nạn.
Dùng tay nâng cằm, dùng ngón cái và ngón trỏ bóp mạnh miệng của người bị nạn

  • Bước 1: Thông đường thở bằng cách ngửa đầu nạn nhân ra sau, dùng tay nâng cằm, dùng ngón cái và ngón trỏ bóp mạnh miệng của người bị nạn.
  • Bước 2: Kéo mạnh hàm dưới về phía dưới, banh rộng miệng nạn nhân.
  • Bước 3: Dùng tay còn lại kẹp lưỡi bằng 2 ngón tay, kéo về phía trước và chờ cho đến khi nhân viên y tế đến. Nếu y bác sĩ không có mặt tại hiện trường thì giữ nguyên tư thế này và gọi 115. Lưu ý: Hạn chế dịch chuyển nạn nhân. Trường hợp muốn đưa nạn nhân đến bệnh viện thì nên gọi thêm người hỗ trợ và đặt nạn nhân lên cáng rồi mới vận chuyển.
Tác giả bài viết: Theo VnExpress
Nguồn tin: Khoahoc.tv
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Phone: 02373 870 034
Email: nguoivinhloc@gmail.com