Cơ thể bạn bị tàn phá ra sao nếu uống nước ngọt có gas mỗi ngày?

Đăng lúc: Chủ nhật - 24/09/2023 15:00 - Người đăng bài viết: tuanhoan
Một nghiên cứu mới đây cho thấy chế độ ăn uống mỗi ngày với soda (nước giải khát chứa nhiều gas và đường) có thể tăng gấp 3 lần nguy cơ mắc chứng suy giảm trí nhớ.

Tác hại khi uống soda mỗi ngày

 

Suy giảm trí nhớ

 

Uống soda (ngay cả với số lượng rất ít) mỗi ngày có thể tăng gấp 3 nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí nhớ.
Uống soda (ngay cả với số lượng rất ít) mỗi ngày có thể tăng gấp 3 nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí nhớ.



Theo Scientificamerican, một nghiên cứu được công bố vào tuần trước trên tạp chí Stroke cho thấy việc uống soda (ngay cả với số lượng rất ít) mỗi ngày có thể tăng gấp 3 nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí nhớ. Sharyn đã đăng tải trên trang Facebook của Nutrition Diva rằng:

"Tôi bị thu hút bởi bài báo ngày hôm qua về mối liên hệ (có thể) giữa các chất làm ngọt nhân tạo và chứng suy giảm trí nhớ. Tôi không muốn ngừng sử dụng chất làm ngọt nhân tạo chỉ vì một nghiên cứu riêng lẻ. Tôi đã 60 tuổi và sử dụng chất làm ngọt nhân tạo hàng ngày. Nhưng chắc chắn tôi quan tâm đến điều này. Có nghiên cứu nào cũng có quan điểm như thế này không?".

Trên thực tế trước đây hầu như chưa có nghiên cứu nào liên kết chất làm ngọt nhân tạo với chứng suy giảm trí nhớ. Và việc thay đổi hành vi dựa trên một nghiên cứu duy nhất dường như là một sự miễn cưỡng.

Vì vậy, sẽ cần thêm nhiều nghiên cứu tương tự trước khi kết luận cuối cùng được đưa ra.

 

Dưới đây là một số điều sẽ xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống hằng ngày nước ngọt có gas:

Làm mòn răng

 

Khi bạn uống soda, một lượng đường sẽ bám lên răng. Đường cùng với những vi khuẩn có sẵn trong khoang miệng sẽ làm tăng axit, theo thời gian sẽ làm men răng suy yếu, xuất hiện nhiều mảng bám và dẫn đến sâu răng. Axit trong soda còn làm giảm nồng độ pH trong nước bọt, kích thích sự sản sinh vi khuẩn, làm răng của bạn bị ăn mòn.

Làm hỏng phổi

 

Các nhà khoa học cho biết có sự liên quan giữa việc tiêu thụ soda với nguy cơ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), làm tắc nghẽn luồng không khí vào phổi, gây khó thở. Nghiên cứu năm 2012 cũng cho thấy, việc uống soda thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen.

Nước ngọt có gas tàn phá sức khỏe của bạn.
Nước ngọt có gas tàn phá sức khỏe của bạn.

 

Dễ mắc bệnh tim

 

Một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy, những người uống một lon soda mỗi ngày sẽ tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mãn tính (CHD). Những người uống một lượng lớn soda có nguy cơ đau tim cao hơn 20% so với những người chỉ thỉnh thoảng uống.

Giảm khả năng sinh sản

 

Việc tiêu thụ một lượng lớn đường, bao gồm cả soda, có thể ảnh hưởng lớn đến sự sinh sản của cả nam giới và phụ nữ.

Một nghiên cứu kiểm tra 189 nam thanh niên khỏe mạnh tại Đại học Rochester (Mỹ) cho thấy, những người uống nhiều đồ uống có đường, bao gồm cả soda, có chất lượng tinh trùng thấp hơn.

Theo một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên tạp chí Epidemiology, thói quen uống một hoặc nhiều thức uống có đường mỗi ngày làm giảm khả năng sinh sản ở cả nam và nữ. Những phụ nữ uống ít nhất một lon soda mỗi ngày có xác suất mang thai thấp hơn 25% so với chị em không uống soda.

Ảnh hưởng thành tích thể thao

 

Nếu là vận động viên, bạn có thể được yêu cầu kiêng soda trong khi tập luyện. Mặc dù không có bằng chứng cụ thể về mối liên hệ giữa soda và tập luyện thể thao, nhưng khi bạn dùng đồ uống có hàm lượng đường cao, bạn sẽ bị tăng cân khiến việc luyện tập trở nên khó khăn.

Với những ảnh hưởng trên, bạn hãy hạn chế tối thiểu việc tiêu thụ soda. Hãy uống nhiều nước hơn bởi nó tốt hơn cho sức khỏe của bạn.

Suy giảm chức năng tinh hoàn

 

Một nghiên cứu thực hiện trên gần 3.000 nam thanh niên ở Mỹ cho biết thanh niên uống từ 220ml nước ngọt mỗi ngày có số lượng tinh trùng giảm đi trung bình 28 triệu con so với thanh niên không uống nước ngọt, đồng thời nội tiết tinh hoàn cũng giảm đáng kể.

 

Nghiên cứu này được công bố ngày 29-9-2021 trên Human Reproduction. Nước ngọt ở đây bao gồm các loại nước giải khát có đường như: nước trái cây, nước tăng lực, trà sữa... Một lon nước ngọt bình thường chứa 330ml nước ngọt, lon nhỏ chứa 250ml.

Tăng huyết áp, bệnh răng miệng

 

Nguy cơ thừa cân, béo phì do lạm dụng nước ngọt xảy ra ở tất cả các lứa tuổi. Uống nước ngọt nhiều làm tăng nguy cơ mắc cũng như kém kiểm soát bệnh ở những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, các bệnh gan, ung thư, bệnh gút, bệnh loãng xương ở người cao tuổi.

Nước ngọt chứa rất nhiều phốt pho. Việc uống nhiều nước ngọt sẽ khiến cho hệ xương ở người trưởng thành hấp thụ nhiều phốt pho hơn lượng canxi sẽ khiến cho mật độ cũng như sự chắc khỏe của xương không được tốt.

Khi uống nước ngọt sẽ làm tăng môi trường axit trong miệng sẽ tạo điều kiện rất tốt để vi khuẩn phát triển gây sâu răng. Mặt khác, đường trong nước ngọt lại là nguồn thức ăn vô hạn cho vi khuẩn phát triển.

 Uống soda mỗi ngày có thể gây tăng cân.
Uống soda mỗi ngày có thể gây tăng cân. (Ảnh: Internet).

Tác động tiêu cực tới sức khỏe đường ruột

 

Mặc dù vị ngọt của soda có thể là nguồn kích thích vị giác mới mẻ cho nhiều người nhưng nếu uống soda mỗi ngày thì thực sự có thể gây hại nhiều hơn, bao gồm cả soda ăn kiêng.

 

Kích ứng dạ dày

 

Mặc dù soda có thể không trực tiếp gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày nhưng soda có hàm lượng cacbonat cao, có thể gây kích ứng cho những người vốn có vấn đề về tiêu hóa, theo EatingWell. Đối với những người bị viêm dạ dày, loét, trào ngược axit và những tình trạng tương tự - axit carbonic có thể làm nặng thêm các triệu chứng và gây khó chịu, đặc biệt nếu bạn đang bị viêm mãn tính.

Theo nghiên cứu thì uống trên 295ml soda có thể gây kích ứng dạ dày do tính axit cao, tuy nhiên chưa có bằng chứng cho thấy những thay đổi trực tiếp trong dạ dày khi uống.

Thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột

 

Mặc dù chất làm ngọt nhân tạo ban đầu được sử dụng như một chất thay thế "lành mạnh hơn", nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều đó có thể không đúng. Một nghiên cứu năm 2022 xuất bản trên Cell cho thấy chất làm ngọt nhân tạo, kể cả trong soda ăn kiêng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hệ vi sinh vật đưởng uột và kiểm soát đường huyết.

Chất làm ngọt nhân tạo còn góp phần làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng trao đổi chất như bệnh tiểu đường type 2 và hội chứng chuyển hóa.

Theo Livestrong, một số chất làm ngọt nhân tạo như sucralose đã được chứng minh là có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột.

Ảnh hưởng đến gan

 

Gan tham gia trực tiếp và quá trình chuyển hóa đường từ soda. Chất làm ngọt chính trong soda là sirô ngô có hàm lượng fructose cao, làm tăng sản xuất chất béo trong gan. Điều đó có nghĩa là uống soda mỗi ngày có thể làm tăng lượng chất béo sản xuất trong gan, cuối cùng có thể dẫn đến tình trạng gọi là bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Gây tăng cân

 

Nếu bạn đang thắc mắc uống soda mỗi ngày có tăng cân không thì câu trả lời là có. Soda là nguồn cung cấp thêm calo và đường trong chế độ ăn uống. Khi bạn uống soda mỗi ngày, lượng calo dư thừa này có thể thúc đẩy tăng cân. Trung bình 1 lon soda 470ml có tới:

  • 207 calo, 10% giá trị hàng ngày (DV)
  • 1,2 gam chất béo, 2% DV
  • 51 gram carbs, 17% DV
  • 49 gram đường, 98% DV.

Vậy soda ăn kiêng có gây tăng cân không? Theo Livestrong, mặc dù soda dành cho người ăn kiêng không cung cấp bất kỳ calo hoặc đường nào nhưng điều thú vị là uống nó hàng ngày cũng có thể liên quan đến việc tăng cân.


Tác giả bài viết: Admin
Nguồn tin: Khoahoc.tv
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Phone: 02373 870 034
Email: nguoivinhloc@gmail.com