Tại sao cầu thủ bị chấn thương đầu lại dễ tuột lưỡi và tử vong?
Đăng lúc: Thứ hai - 06/03/2017 23:08 - Người đăng bài viết: tuanhoan
Gabi đã nhanh trí kéo lưỡi Fernando Torres để tránh nguy cơ tuột lưỡi gây nghẹt thở. (Ảnh: Telegraph).
Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác cấp cứu tại Khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng, bác sĩ Nguyễn Kim Thông, nhìn nhận chấn thương vùng đầu là tổn thương vô cùng nghiêm trọng, thường dẫn đến hôn mê, có giật. Lúc này, có 2 nguy cơ xảy ra:
Thứ nhất, khi nạn nhân bất tỉnh, hệ thống cơ không hoạt động nữa, trong đó có phần lưỡi. Theo cơ chế thông thường, lưỡi sẽ thụt vào trong gây nghẹt đường thở, thậm chí có nguy cơ trào dịch bao tử vào phổi gây tắt thở.
Thứ hai, người bị nạn có thể lên cơn co giật dẫn đến cắn lưỡi và tử vong.
Bác sĩ Thông khuyên mọi người nên trang bị những kiến thức sơ cấp cứu cơ bản để kịp thời xử trí khi phát hiện nạn nhân bị chấn thương vùng đầu. Có 3 bước sơ cứu căn bản để giảm nguy cơ tổn thương cho nạn nhân như sau:
Dùng tay nâng cằm, dùng ngón cái và ngón trỏ bóp mạnh miệng của người bị nạn
- Bước 1: Thông đường thở bằng cách ngửa đầu nạn nhân ra sau, dùng tay nâng cằm, dùng ngón cái và ngón trỏ bóp mạnh miệng của người bị nạn.
- Bước 2: Kéo mạnh hàm dưới về phía dưới, banh rộng miệng nạn nhân.
- Bước 3: Dùng tay còn lại kẹp lưỡi bằng 2 ngón tay, kéo về phía trước và chờ cho đến khi nhân viên y tế đến. Nếu y bác sĩ không có mặt tại hiện trường thì giữ nguyên tư thế này và gọi 115. Lưu ý: Hạn chế dịch chuyển nạn nhân. Trường hợp muốn đưa nạn nhân đến bệnh viện thì nên gọi thêm người hỗ trợ và đặt nạn nhân lên cáng rồi mới vận chuyển.
Nguồn tin: Khoahoc.tv
Những tin mới hơn
- Cuba: Vắc xin Covid-19 nội địa hiệu quả 100% trong ngăn ngừa tử vong (18/07/2021)
- Thuốc mới chặn cổng vào của SARS-CoV-2, ngăn mọi biến chủng (15/12/2021)
- Cơ thể bạn bị tàn phá ra sao nếu uống nước ngọt có gas mỗi ngày? (24/09/2023)
- Top 5 phương pháp khử trùng cực rẻ và cực an toàn cho ngôi nhà của bạn (18/07/2021)
- Top 10 lợi ích của thức dậy sớm (07/04/2021)
- Phát hiện lợi ích mới của trà xanh và cà phê đối với người mắc bệnh tiểu đường (24/10/2020)
- Lợi ích thiết thực của việc uống đủ nước (20/03/2021)
- Virus khác gì vi khuẩn? Tại sao kháng sinh không điều trị được bệnh do virus? (11/02/2020)
Những tin cũ hơn
- 10 nguyên tắc vàng để tránh ngộ độc thức ăn (23/05/2014)
- Bí quyết để khỏe suốt mùa lạnh (18/02/2014)
- Những mẹo nhỏ cải thiện sức khỏe sau Tết cực kì hiệu quả (07/02/2014)
- Viễn cảnh cải lão hoàn đồng (27/12/2013)
- Cách chữa viêm họng hữu hiệu vào mùa đông (19/12/2013)
- Những đột phá y học "đỉnh" nhất năm 2013 (13/12/2013)
- Thói quen ngủ nguy hiểm có thể bạn chưa biết (26/11/2013)
- Thói quen tốt cho mùa đông đang đến gần (20/11/2013)
Mã an toàn:
Ý kiến bạn đọc