Nguyên nhân con người chọn sao Hỏa để "đổ bộ"
Đăng lúc: Thứ hai - 06/03/2017 23:03 - Người đăng bài viết: tuanhoanLợi thế về khoảng cách
Sao Hỏa có lợi thế hơn một số ngôi sao khác bởi nó là hành tinh gần Trái đất thứ 2, sau sao Kim.
Sao Hỏa khá tương đồng với Trái đất
Sao Hỏa là một hành tinh có nhiều điểm tương đồng với Trái đất nhất nếu xét về trọng lực, nhiệt độ, bầu khí quyển. Sao Hỏa còn có thể đã từng tồn tại sự sống, có nước, bao quanh mình bằng một lớp khí quyển khá mỏng, nhiệt độ trên bề mặt không quá cao (63 độ c).
Trong khi đó, Mặt trăng có điều kiện khắc nghiệt hơn rất nhiều so với sao Hỏa. Nó không có bầu khí quyển để hút tia phóng xạ (hoặc ít nhất là một phần của nó) và có thể tránh được những thiên thạch đang bay tới. Mặt trăng cũng không có trọng lực cần thiết, và điều này có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Sao Thủy không phải là một mục tiêu triển vọng cho chuyến thám hiểm do sao Thủy không có những điều kiện tương đồng với Trái đất. Hơn nữa sẽ rất khó để đưa một phi thuyền vào quỹ đạo hành tinh này mà không có rủi ro bị đi quá đích hoặc va đập vào Mặt trời.
Sao Hỏa là địa điểm lý tưởng để đổ bộ và sinh sống?
Sao Kim gần Trái đất hơn so với sao Hỏa, nhưng sao Kim có một bầu khí quyển tương đối khắc nghiệt. Sao Kim được bao phủ bởi những đám mây axit sulfuric, áp lực không khí trên bề mặt của nó cao hơn Trái đất 92 lần. Đây là hành tinh mà núi lửa hoạt động rất mạnh. Và nhiệt độ trên sao Kim vô cùng cao: khoảng 460 độ C, không thích hợp để con người và máy móc lên đó.
"Hành tinh đỏ" đang là tâm điểm của dư luận
Trong thời gian gần đây, với sự thành công của dự án Curiosity, chúng ta đang thu thập được nhiều dữ liệu quan trọng về hành tinh Đỏ này. Những phát hiện mới về khả năng từng tồn tại nước, khả năng có sự sống đã củng cố thêm lý do chọn sao Hỏa là điểm đến cho chuyến viễn du này.
Bên cạnh đó, sao Hỏa đang là tâm điểm chú ý của NASA và cộng đồng thế giới, bởi thế nếu gắn kế hoạch này với sao Hỏa, chắc chắn nó sẽ nhận được nhiều sự chú ý và có thể là cả sự ủng hộ nhiệt tình cho dự án.
Nguồn tin: Theo Kien Thuc
Những tin mới hơn
- Phát hiện mã độc Android mới giả mạo bản cập nhật hệ thống để theo dõi và ăn cắp thông tin người dùng (28/03/2021)
- Các nhà nghiên cứu dùng nhựa polymer thay thế sợi đồng bên trong cáp USB, giúp tăng tốc độ lên nhiều lần (20/03/2021)
- Tại sao có sự khác nhau trong việc sử dụng điện áp 110V và 220V giữa các nước trên thế giới? (02/12/2018)
Những tin cũ hơn
- Các mẹo tính nhẩm nhanh và chính xác "không tưởng" khiến bạn bất ngờ (21/02/2017)
- Thêm bằng chứng về nguồn gốc hình thành Mặt Trăng (09/06/2014)
- Lý giải điềm báo diệt vong của sao chổi (27/12/2013)
- NASA: Sao Hoả vẫn đang ngoài tầm với của con người (26/11/2013)
- Vệ tinh siêu nhỏ Việt nam chế tạo lần đầu phát tín hiệu từ vũ trụ (20/11/2013)
- Những bí ẩn vũ trụ khiến khoa học "bó tay" (07/11/2013)
- Phát hiện hành tinh có sự sống bên ngoài Hệ Mặt trời (19/10/2013)
Mã an toàn:
Ý kiến bạn đọc