UBND TỈNH THANH HÓA
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 
Số: 1050 /SGDĐT- GDTrH
V/v: hướng dẫn ôn tập thi THPT quốc gia năm 2018
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
 
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2018
 
Kính gửi: Các trường trung học phổ thông.
          Thực hiện ý kiến kết luận của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tại Hội nghị giao ban Tháng 5 năm 2018 của Cơ quan Sở GDĐT về việc tăng cường chỉ đạo công tác hướng dẫn học sinh ôn tập thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 phù hợp với đối tượng học sinh; dựa trên thực tế việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường tại 6 huyện miền núi, Sở GDĐT tiếp tục hướng dẫn các trường trung học phổ thông (THPT) triển khai và thực hiện tốt một số nội dung sau đây:  
          1. Trên cơ sở đánh giá, xếp loại học sinh học kỳ II năm học 2017- 2018; kết quả khảo sát chất lượng lớp 12 THPT năm học 2017- 2018 của Sở GDĐT rà soát, phân loại năng lực học tập của học sinh lớp 12, xây dựng kế hoạch dạy học, phụ đạo, bồi dưỡng của từng bộ môn phù hợp với từng đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh DTTS; tăng cường các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy  học và kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh.
          2. Từng môn học, bám sát đề minh họa thi THPT quốc gia năm 2018 của Bộ GDĐT, đề khảo sát chất lượng lớp 12 năm học 2017- 2018 của Sở GDĐT tổ chức ôn tập đạt hiệu quả, chất lượng cao nhất và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Cụ thể đối với từng môn như sau:
          2.1. Môn Toán
- Bám sát cấu trúc đề  minh họa thi THPT quốc gia năm 2018 của Bộ GDĐT và đề khảo sát chất lượng lớp 12 năm học 2017- 2018 của Sở GDĐT, giáo viên lựa chọn nội dung, chủ đề để tổ chức ôn tập phù hợp với 2  đối tượng học sinh: đối tượng học sinh chỉ thi xét tốt nghiệp và đối tượng thi đại học; tăng cường ôn tập nội dung chương trình lớp 11 cho học sinh, tạo mọi điều kiện để các vươn lên đạt kết quả cao nhất, không có học sinh bị điểm liệt.
- Dạy ôn tập bám chuẩn kiến thức và kỹ năng, dạy đầy đủ các nội dung mà chương trình quy định, ra đề và chấm chữa bài nghiêm túc cho học sinh để học sinh nắm được bản chất khái niệm, nội dung kiến thức.
- Tăng cường cho học sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá học sinh, giáo viên đánh giá học sinh, đồng thời hướng dẫn học sinh tự ôn tập ở nhà (đặc biệt đối với những học sinh giỏi).
          2.2. Môn Ngữ văn
a) Phần đọc hiểu cần chú ý các vấn đề sau                             
- Đặc trưng thể loại để nhận biết khoa học, chính xác. Ví dụ: Nếu là thơ trữ tình thì thông thường phương thức biếu đạt chính sẽ là biểu cảm. Nếu là truyện thì phương thức biểu đạt chính sẽ là tự sự.
- Nguồn dẫn ngữ liệu: Nếu là thơ thì phương thức biểu đạt chính sẽ là biểu cảm; biện pháp tu từ thường có các biện pháp cơ bản: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ. Nếu là các truyện trong Hạt giống tâm hồn thì phương thức biểu đạt chính thường là tự sự, nghị luận. Nếu nguồn dẫn là một tin cập nhật trên báo thì phương thức chủ yếu là nghị luận, thuyết minh.
- Các biện pháp tu từ: Quan tâm nhiều hơn các phép tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ..
- Mức độ phần đọc hiểu từ dễ đến khó. Câu 3, 4 phần lớn là khó. Đây là những bài trả lời ngắn từ 5-7 câu nên không được tham viết dài. Nếu là những thông điệp sâu sắc nhất trong ngữ liệu thì nên chú ý các câu khái quát nhất trong ngữ liệu. Hoặc chú ý tên văn bản ngữ liệu trích trong nguồn.                    b) Phần làm văn            
- Nghị luận xã hội
            + Hướng dẫn học sinh các thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, bình luận, bác bỏ.
            + Nhớ khung dàn ý các dạng Nghị luận tư tưởng đạo lý, nghị luận hiện tượng xã hội dạng đề nghị luận mở.
            + Luyện kĩ năng dựng đoạn văn. Học sinh yếu, Trung bình nên viết Đoạn văn diễn dịch. Học sinh khá, giỏi luyện viết đoạn Tổng-Phân-Hợp. Có thể chọn 1 ý để triển khai nội dung đoạn văn. Quan tâm nhiều vấn đề cân đối thời gian, viết đoạn văn 200 chữ (quan niệm đoạn văn về hình thức, nhưng nội dung là một bài văn) được trình bày khoảng 30 dòng (1 trang giấy thi).
          - Nghị luận văn học
          + Trang bị kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa (SGK). Hướng dẫn học sinh biết sử dụng hiệu quả SGK. Lập bảng hệ thống những kết quả cần đạt (nội dung, nghệ thuật), phần tiểu dẫn, chú thích trong SGK để giới thiệu những nét chính về tác giả, tác phẩm. Nắm hệ thống câu hỏi trong SGK để xác định trọng tâm tác phẩm.
          + Hướng dẫn học sinh 5 đặc trưng thể loại văn học. Chủ yếu là thơ và truyện ngắn. Biết cảm nhận, liên tưởng thơ. Biết phân tích tình huống truyện, phân tích đặc điểm nhân vật.
          + Hướng dẫn học sinh lập dàn ý đại cương. Đề làm văn nghị luận văn học  chủ yếu là một phần của tác phẩm, một khía cạnh nhân vật nên viết rõ trọng tâm, tránh lan man, dài dòng. Đối với học sinh thi đại học chú ý thêm những vấn đề lí luận văn học về giai đoạn văn học, trào lưu, khuynh hướng sáng tác, phong các tác gia văn học; học sinh thi tốt nghiệp cần tóm tắt được truyện ngắn, tìm được đúng đặc điểm nhân vật. Phân tích thơ theo kiểu cắt ngang. Biết viết tiểu kết cho một luận điểm. Biết vận dụng ghi nhớ trong SGK để viết bình luận nâng cao cuối thân bài.
          + Phân tích kĩ các đề minh họa của Bộ GDĐT. Theo đó, các tổ chuyên môn xây dựng ma trận, biên soạn đề theo hướng phần trọng tâm là chương trình lớp 12. Phần liên hệ, so sánh lớp 11 chú ý khoảng từ 0,5-1,0 điểm nên viết đúng trọng tâm, không quá dài. Nên chỉ ra điểm gặp gỡ, khác biệt của vấn đề. Từ đó, rút ra những vấn đề về tư tưởng, nội dung nghệ thuật để viết bình luận nâng cao.
    + Các tổ chuyên môn cần triển khai, trao đổi các chuyên đề dạy phần đọc hiểu, nghị luận xã hội, nghị luận văn học. Đồng thời dự báo những vẫn đề trọng tâm của nghị luận văn học. Hướng dẫn học sinh tìm ra mối liên hệ giữa các tác phẩm lớp 12 và lớp 11. Từ đó nêu phương án xử lí thích hợp nhất, hiệu quả nhất.
          2.3. Môn Tiếng Anh
a) Căn cứ kết quả khảo sát chất lượng của học sinh, nội dung kiến thức và các cấp độ nhận thức trong đề thi minh họa THPT quốc gia 2018 môn tiếng Anh, các  tổ/nhóm bộ môn xây dựng khung chương trình, nội dung ôn tập chi tiết (bao gồm thời lượng, nội dung, tài liệu ôn tập) phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh. Lưu ý lựa chọn các nội dung cần thiết để ôn tập, bổ sung thêm kiến thức cho học sinh; các nội dung học sinh có thể tự học thì hướng dẫn học sinh tự đọc và tham khảo tài liệu. Cụ thể như sau:
- Phần ngữ âm: Hướng dẫn học sinh nắm vững các quy tắc sử dụng trọng âm đối với từ 2 âm tiết, 3 âm tiết cũng như cách phát âm những đuôi /s/, /es/, /ed/ và cách phát âm một số âm phổ biến trong chương trình.
- Phần ngữ pháp, từ vựng: Hướng dẫn học sinh nắm vững các dạng ngữ pháp, cấu trúc câu cơ bản, kiến thức từ vựng liên quan đến các chủ điểm của chương trình Tiếng Anh lớp 11 và 12.
Lưu ý: Trong đề thi gồm 30% kiến thức lớp 11 và 70% kiến thức lớp 12.
Các dạng ngữ pháp, cấu trúc cơ bản như: Tenses, Passive voice, Conditional sentences, Inversion, Relative clauses, Reported speech, Comparison, Subject-verb agreement, Cleft sentences, Modal verbs, Infinitives and gerunds, Conjunctions, Transitives and Intransitives, Adverbial clauses, Prepositions and articles, Collocations, Phrasal verbs, Tag questions.
Từ vựng liên quan đến các chủ đề trong chương trình như: You and me, Education, Community, Nature and Environment, Recreation, People and Places, Jobs, Hobbies, Sports, Home life, Cultural diversity, Ways of socializing, Life in the future, Books, Women in society, International organizations, Mass Media…
- Dạng bài tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa: Hướng dẫn học sinh tập đoán nghĩa của câu, sau đó đoán nghĩa của từ hoặc cụm từ trong ngữ cảnh. Lưu ý nhắc các em bám sát yêu cầu đề bài với hai từ quan trọng  CLOSEST /OPPOSITE, hay SYNNONYM /ANTONYM vì các phương án đưa ra trong dạng bài này luôn cho cả từ đồng nghĩa và trái nghĩa để gây nhiễu và học sinh dễ bị hiểu nhầm.
- Phần tình huống giao tiếp: Hướng dẫn học sinh nắm vững chức năng giao tiếp trong các tình huống cụ thể, biết cách đưa ra ý kiến, quan điểm thông qua việc sử dụng các công cụ ngôn ngữ phù hợp để giao tiếp.
- Phần đọc hiểu: Hướng dẫn học sinh nắm vững các kỹ năng đọc hiểu như đọc tìm ý chính, tìm thông tin chi tiết, đọc để suy luận hay đoán nghĩa trong ngữ cảnh, xác định tham chiếu.....
- Phần viết lại câu: Hướng dẫn học sinh nắm vững một số kỹ năng viết cơ bản trong chương trình tiếng Anh THPT như sử dụng các liên kết phù hợp để hoàn thành câu, diễn đạt câu sao cho đúng ngữ pháp mà không thay đổi nghĩa so với câu đã cho.
          2.4. Môn Vật lí
a) Nhận xét đề minh họa thi THPT QG năm 2018 và chương trình thi:
- Đề minh họa thi 2018 có những điểm mới so với đề thi các năm trước là có 8 câu lớp 11 chiếm 2 điểm trong đề thi, ra trải đều trên kiến thức toàn chương trình 11 THPT, nhưng chỉ ra ở mức nhận biết, thông hiểu là chủ yếu. (Đề minh họa của Bộ GDĐT chỉ có 1 câu vận dụng thấp thuộc phần Quang Hình);
- Có khả năng sẽ có câu kiến thức giao thoa giữa Vật lí 11 và Vật lí 12;
- Kiến thức 12 là chủ yếu chiếm 8 điểm, trong đó chủ yếu là điện xoay chiều, dao động cơ và sóng cơ. Các câu hỏi vận dụng cao chỉ nằm trong 3 chương đầu của Vật lí 12.
- Đề minh họa năm nay và đề Vật lí các năm đều phân loại cao và học sinh khó có đủ thời gian để giải hết các câu vì vậy điểm 10 khá ít. Những học sinh muốn đạt điểm cao trong đề thi cần phải học tốt phần cực trị và đồ thị (trong đề minh họa có 2 câu đồ thị và các năm cũng đều có câu đồ thị).
b) Từ  đó Sở GDĐT đề xuất cách thức tổ chức ôn tập như sau:
- Nên chia học sinh ra từng nhóm nhỏ (theo trình độ học sinh) để có biện pháp ôn tập cho phù hợp; Tích cực giao bài và hướng dẫn cho học sinh tự học ở nhà đặc biệt với những học sinh có học lực giỏi (có khả năng thi trên điểm 8); Cần quan tâm sát sao với những học sinh có học lực còn yếu.
- Nên kết hợp cả làm đề theo đúng cấu trúc chung và cả đề ôn riêng từng chương cho học sinh (đặc biệt là chương Dao động, Sóng, Điện) vì sau khi hết chương trình thì cũng là lúc học sinh đã quên khá nhiều các chương đầu.
- Phải làm đề ôn riêng lớp 11 cho học sinh (mức độ đến Vận dụng thấp).
- Khi chữa đề, đặc biệt nhấn mạnh cho học sinh các phần mà theo cấu trúc dễ đạt điểm và rèn luyện cho học sinh tính chắc chắn, cẩn thận, không đánh mất những điểm đáng tiếc.
- Với môn Vật lí, gian nan nhất vẫn là dạy cho học sinh các câu trắc nghiệm Lý thuyết: Những học sinh học lý thuyết không chịu khó hiểu sâu (hệ quả của thi trắc nghiệm) và do đó  rất nhanh quên. Một kinh nghiệm khi chữa đề lý thuyết khá hiệu quả là: Soạn đề lý thuyết theo từng chủ đề (không cần quá nhiều câu) và chữa đề theo kiểu thầy vấn đáp với trò, yêu cầu học sinh giải thích tất cả các phương án.
          2.5. Môn Hóa học
a) Bám sát đề minh họa thi THPT quốc gia môn Hoá học năm 2018 của Bộ GDĐT. Tham khảo đánh giá như sau:
- Các câu hỏi được sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó.
- Lớp 11 chiếm 20% (8 câu/40 câu) ở mức độ cơ bản.
- Lớp 12 chiếm 80% (32 câu/40 câu).
- Câu hỏi lý thuyết 60% (24 câu/40 câu).
- Câu hỏi bài tập 40% (16 câu /40 câu).
- Loại câu Nhận biết gồm 9 câu: 7 câu (lớp 12), 2 câu (lớp 11).
- Loại câu Thông hiểu gồm 9 câu: 6 câu (lớp 12), 3 câu (lớp 11).
- Loại câu Vận dụng: gồm 16 câu: 14 câu (lớp 12), 3 câu (lớp 11).
- Câu hỏi Vận dụng cao: 8 câu (lớp 12).
Cụ thể như sau:
STT Các chủ đề NB TH VD VDC
 
 
 
Lớp 12
Este-Lipit 1 1 2 2
Cacbonat     1  
Amin-aminoaxit-peptit   1 2 2
Polime 1      
Đại cượng kim loại 1 1 1 2
Kiềm – Kiềm thổ - Nhôm 1 1 2 1
Cr-Fe-Cu 1 1 2 1
Nhận biết 1 1 1  
Hoá học thực tiễn - Môi trường 1      
 
 
 
Lớp 11
Sự điện li 1      
Nitơ-Phôtpho   1 1  
Cacbon-Silic   1 1  
Đại cương hữu cơ 1      
Hiđrocacbon     1  
Ancol-phenol   1    
Anđehit - axit caboxylic        
Tổng 9 9 14 8
b) Phương pháp ôn luyện
- Dạy ôn tập phải bám chuẩn kiến thức và kỹ năng, dạy đầy đủ các nội dung mà chương trình quy định, ra đề và chấm chữa bài nghiêm túc cho học sinh không hời hợt để học sinh nắm được bản chất của nội dung kiến thức. Tăng cường cho học sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá học sinh, giáo viên đánh giá học sinh, đồng thời hướng dẫn học sinh tự học, tự ôn tập ở nhà (đặc biệt đối với học sinh giỏi).
- Lập kế hoạch đánh giá, kiểm tra theo từng chủ đề, tổng hợp kiến thức của môn học theo cấu trúc đê minh họa của Bộ GDĐTđề thi.
- Tham khảo vào các đề thi THPT năm 2017, đề minh hoạ năm 2018, đề khảo sát của Sở năm  2018 phân loại, dạng bài, hướng dẫn bổ sung kiến thức.
- Căn cứ vào kết quả khảo sát của Sở Giáo dục giáo viên cần dạy học theo phân hóa đối tượng, chú ý tăng cường dạy kỹ và cho học sinh ôn luyện các dạng câu hỏi phù hợp với đối tượng:
Đối tượng Dạng câu hỏi và định hướng ôn tập
Học sinh yếu, kém - Nhận biết và Thông hiểu.
- Mục tiêu đạt 5-6 điểm cần học chắc kiến thức trong SGK cơ bản và tập trung làm tốt các câu hỏi lý thuyết.
Học sinh trung binh, khá - Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng thấp.
- Mục tiêu đạt 7-8 điểm, học sinh cần bổ sung kỹ năng giải một số dạng toán hóa cơ bản trong đề thi (ứng với 32 câu đầu tiên).
Học sinh giỏi - Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng thấp, Vận dụng cao.
- Mục tiêu đạt điểm 9-10 điểm, học sinh cần nắm vững các phương pháp và kỹ thuật giải toán quan trọng (quy đổi, xử lý bài toán đốt cháy, kỹ năng biện luận, đồng đẳng hóa…), cũng như vận dụng linh hoạt kiến thức hóa học trong giải quyết tình huống.
2.6. Môn Sinh học
          - Bám sát cấu trúc đề  minh họa thi THPT quốc gia năm 2018 của Bộ GDĐT và đề khảo sát chất lượng lớp 12 năm học 2017- 2018 của Sở GDĐT, giáo viên lựa chọn nội dung, chủ đề để tổ chức ôn tập phù hợp với 2  đối tượng học sinh: đối tượng học sinh chỉ thi xét tốt nghiệp và đối tượng thi đại học khối B; tăng cường ôn tập nội dung chương trình lớp 11 cho học sinh có nguyện vọng xét tốt nghiệp, tạo mọi điều kiện để các vươn lên đạt kết quả cao nhất, không có học sinh bị điểm liệt.
          - Nội dung mà mức độ yêu cầu cần ôn tập đối với chương trình lớp 11, gồm cả 4 chương; chủ yếu  mức độ Nhận biết và Thông hiểu đến Vận dụng thấp.
          - Đối với học sinh có nguyện vọng xét tuyển đại học khối B cần tăng cường câu hỏi mức độ Vận dụng cao và câu hỏi nhiều lựa chọn đúng. Điểm mới đối với câu hỏi nhiều lựa chọn đúng trong đề minh họa của Bộ GDĐT là chỉ có 4 lựa chọn thay vì nhiều hơn 4 lựa chọn như trước đây.
          - Sau đây là cấu trúc đề khảo sát chất lượng lớp 12 môn Sinh học năm học 2017- 2018 của Sở GDĐT (các trường có thể tham khảo trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập):
 
STT
 
Chủ đề
Mức độ nhận thức  
Tổng cộng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng VDC
Số câu   Số câu   Số câu   Số câu   Số câu  
1 Cơ chế di truyền và biến dị 3   1   1   1   6  
2 Tính quy luật của hiện tượng DT 1       3   3   7  
3 Di truyền học QT 1   1       1   3  
4 Ứng dụng DTH 1       1       2  
5 Di truyền học người 1           1   2  
6 Bằng chứng và cơ chế tiến hóa 2           2   4  
7 Sự phát sinh phát triển sự sống 1               1  
8 Cá thể và quần thể 1       1       2  
9 Quần xã – HST - SQ - BVMT 1   2   2       5  
10 Lớp 11 (4 chương) 4   4           8  
  Tổng cộng 16   8   8   8   40  
Tỉ lệ % từng mức độ nhận thức 40% 20% 20% 20%  
60% 40% 100%
          2.7. Môn Lịch sử
- Dạy ôn tập bám chuẩn kiến thức và kỹ năng, dạy đầy đủ các nội dung mà chương trình quy định, ra đề và chấm chữa bài nghiêm túc cho học sinh không hời hợt để học sinh nắm được bản chất của nội dung kiến thức.
- Lập kế hoạch đánh giá, kiểm tra theo từng chủ đề, tổng hợp kiến thức của môn học theo cấu trúc đê minh họa của Bộ GDĐT.
- Tăng cường cho học sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá học sinh, giáo viên đánh giá học sinh, đồng thời hướng dẫn học sinh tự ôn tập ở nhà (đặc biệt đối với những học sinh giỏi).
- Bám sát cấu trúc đề  minh họa thi THPT quốc gia năm 2018 của Bộ GDĐT và đề khảo sát chất lượng lớp 12 năm học 2017- 2018 của Sở GDĐT, giao viên lựa chọn nội dung, chủ đề để tổ chức ôn tập phù hợp với 2 đối tượng học sinh: đối tượng học sinh chỉ thi xét tốt nghiệp và đối tượng thi đại học; tăng cường ôn tập nội dung chương trình lớp 11 cho học sinh, tạo mọi điều kiện để các vươn lên đạt kết quả cao nhất.
          1.8. Môn Địa lí
a) Bám sát đề minh họa thi THPT quốc gia năm 2018 của Bộ GDĐT
-  Phần lí thuyết (6,25 điểm): 25/40 câu (lớp 11: 6/40 câu; lớp 12: 19/40 câu)
-  Phần kĩ năng (3,75 điểm): 15/40 câu gồm:
+ Bảng số liệu (0,75 điểm): 3/40 câu (lớp 11: 1/40 câu; lớp 12: 2/40 câu)
+ Biểu đồ (0,5 điểm): 2/40 câu (lớp 11: 1/40 câu; lớp 12: 1/40 câu)
+ Atlat Địa lí Việt Nam (2,5 điểm): 10/40 câu của Địa lí lớp 12
- Cơ cấu số lượng câu hỏi và điểm:
+  Lớp 11 (2,0 điểm): 8/40 câu;
+ Lớp 12 (8,0 điểm): 32/40 câu
b) Phương pháp ôn luyện
- Dạy ôn tập bám chuẩn kiến thức và kỹ năng, dạy đầy đủ các nội dung mà chương trình quy định, ra đề và chấm chữa bài nghiêm túc cho học sinh không hời hợt để học sinh nắm được bản chất của nội dung kiến thức.
- Lập kế hoạch đánh giá, kiểm tra theo từng chủ đề, tổng hợp kiến thức của môn học theo cấu trúc đê minh họa của Bộ GDĐT.
- Tăng cường cho học sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá học sinh, giáo viên đánh giá học sinh, đồng thời hướng dẫn học sinh tự ôn tập ở nhà (đặc biệt đối với những học sinh giỏi).
- Dạy tốt phần kỹ năng cho học sinh như sử dụng Atlat Đại lí Việt Nam, bảng số liệu (kĩ năng tính toán, phân tích, so sánh, ...), biểu đồ (kĩ năng nhận dạng, lựa chọn biểu đồ,...).
- Căn cứ vào kết quả khảo sát của Sở Giáo dục giáo viên cần dạy học theo phân hóa đối tượng:
Đối với những học sinh yếu, kém giáo viên cần chú ý tăng cường dạy kỹ và cho học sinh ôn luyện các dạng câu hỏi dựa vào Átlát địa lí Việt Nam hoàn thành tốt được 10 câu hỏi, tránh để học sinh bị điểm liệt.
Đối với những học sinh trung bình giáo viên cần dạy cho học sinh nắm vững những kiến thức rất cơ bản, ngoài ra cần chú ý tăng cường dạy kỹ cho học sinh ôn luyện các dạng câu hỏi dựa vào Átlát địa lí Việt Nam để hoàn thành tốt được 10 câu hỏi, đồng thời 5 câu hỏi phần bảng số liệu và biểu đồ.
Đối với những học sinh khá, giỏi giáo viên cần chú ý tăng cường dạy cho học sinh ngoài ôn luyện kiến thức cơ bản, các dạng câu hỏi dựa vào Átlát địa lí Việt Nam, phân tích được bảng số liệu và biểu đồ, cần dạy cho học sinh cách tư duy lô gích, tổng hợp để đạt điểm tối đa.
2.9. Môn Giáo dục công dân
          - Bám sát cấu trúc đề  minh họa thi THPT quốc gia năm 2018 của Bộ GDĐT và đề khảo sát chất lượng lớp 12 năm học 2017- 2018 của Sở GDĐT, giao viên lựa chọn nội dung, chủ đề để tổ chức ôn tập phù hợp với 2  đối tượng học sinh: đối tượng học sinh chỉ thi xét tốt nghiệp và đối tượng thi đại học; tăng cường ôn tập nội dung chương trình lớp 11 cho học sinh, tạo mọi điều kiện để các vươn lên đạt kết quả cao nhất, không có học sinh bị điểm liệt.
- Dạy ôn tập bám chuẩn kiến thức và kỹ năng, dạy đầy đủ các nội dung mà chương trình quy định, ra đề và chấm chữa bài nghiêm túc cho học sinh không hời hợt để học sinh nắm được bản chất của nội dung kiến thức.
- Tăng cường cho học sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá học sinh, giáo viên đánh giá học sinh, đồng thời hướng dẫn học sinh tự ôn tập ở nhà (đặc biệt đối với những học sinh giỏi).
3. Xây dựng kế hoạch quản lý, tổ chức ôn tập và hỗ trợ học sinh lớp 12 tham dự kỳ thi THPT ngay sau khi kết thúc năm học 2017- 2018. Bên cạnh việc thực hiện nội dung ôn tập kỳ thi THPT quốc gia cần tổ chức quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng bảo đảm sức khỏe và an toàn của học sinh cho đến khi kết thúc kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
          Nhận được Công văn này Giám đốc Sở GDĐT yêu cầu các trường THPT nghiêm túc triển khai thực hiện./.
 
Nơi nhận:
- Như trên (để thực hiện);
- Bộ GDĐT (để báo cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để báo cáo);
- Ban Giám đốc Sở (để chỉ đạo);
- Các phòng ban CQ Sở (để ph/h chỉ đạo);
- Lưu: VT, GDTrH.
GIÁM ĐỐC
(Đã ký)
Phạm Thị Hằng
 

 

Thống kê

  • Đang truy cập: 409
  • Khách viếng thăm: 407
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 96583
  • Tháng hiện tại: 2316645
  • Tổng lượt truy cập: 13142874

Thăm dò ý kiến

Bạn vui lòng cho chúng tôi biết bạn là:

Thầy cô giáo

Cựu học sinh của trường

Phụ huynh học sinh

Học sinh

Khách

Bộ Giáo dục và đào tạo
Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa
Học viện nông nghiệp Việt Nam